12 Nguyên Tắc Nuôi Dạy Con Kiểu Nhật Ba Mẹ Cần Biết?

Chuyên mục: NUÔI DẠY CON | 09/03/2023

Phương pháp nuôi con kiểu Nhật được nhiều chuyên gia đánh giá cao, phù hợp với trẻ em Việt nam. Thế nhưng trong quá trình áp dụng ba mẹ cần hiểu và tuân theo những nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật để có hiệu quả như mong đợi. Việc không tuân thủ bất kỳ nguyên tắc nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới cả quá trình.

Khám phá 12 nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật

Thực tế, các bậc cha mẹ Nhật luôn có những quy tắc nuôi dạy con rất nghiêm khắc từ rất sớm để con được rèn tính tự lập cũng như khả năng phát triển tư duy ngay từ những năm tháng đầu đời. Phương pháp nuôi con kiểu mẹ Nhật có thể được gói gọn qua 12 nguyên tắc dưới đây:

Không la mắng và chỉ trích khi trẻ làm sai

Khi trẻ mắc lỗi, ba mẹ Nhật sẽ không quát tháo và chỉ trích, điều này chỉ khiến bé sợ hãi và không hiểu bản thân mình đã sai ở đâu. Nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật là phải để cho trẻ biết ba mẹ đang phạt vì hành động sai, chứ không phạt con. Hiểu rõ về lỗi sai của mình một cách bình tĩnh, nghiêm túc giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm hơn và cũng tránh gây ra tâm lý tiêu cực cho các bé.

Nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật là không la mắng trẻ

Nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật là không la mắng trẻ 

Dạy trẻ biết kỷ luật

Ba mẹ Nhật dạy con về tính kỷ luật từ khi còn rất nhỏ, không dựa trên đòn roi hay sự la mắng, mà hình thành bởi tấm gương của cha mẹ. Muốn rèn tính kỷ luật cho con, trước hết ba mẹ phải làm gương và dùng hành động nề nếp của bản thân để các bé noi theo. Kỷ luật có thể được thể hiện ở các hành động nhỏ như: xếp hàng chờ đến lượt, đợi đèn xanh mới được qua đường, tự giác ăn uống, tự giác vệ sinh,...

Tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người

Ba mẹ Nhật sẽ giáo dục con cần học cách tôn trọng chính bản thân mình trước, sau đó mới biết cách tôn trọng mọi người xung quanh. Điều này được thể hiện ở các hành động như quan tâm đến cảm xúc của mình và mọi người, tôn trọng quyền riêng tư và sở thích cá nhân của trẻ,... Như thế, ngay từ rất nhỏ các bé đã được nuôi dạy trong môi trường bình đẳng và công bằng, không áp đặt nhưng cũng không quá nuông chiều.

Lấy bản thân làm gương cho trẻ

Ba mẹ phải luôn làm gương cho các bé là một trong những nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật quan trọng cần ghi nhớ. Hiếm khi nào mà ba mẹ Nhật dạy con điều hay lẽ phải nhưng chính bản thân mình lại có những hành động trái ngược bởi họ quan niệm: Con trẻ là hình ảnh phản chiếu của chính bản thân mình, vì vậy họ luôn cố gắng sống nề nếp, hoà thuận. Khi lớn lên trong một môi trường có đầy đủ tình yêu thương, sự bình đẳng và tôn trọng thì đứa trẻ sẽ trở thành một con người tử tế. 

Rèn luyện cho trẻ tính tự giác từ khi còn nhỏ

Tính tự giác cũng là một yếu tố quan trọng, ngay từ khi lên 2 lên 3, các em bé Nhật đã được hướng dẫn cách tự cầm thìa, cầm đũa xúc cơm, vệ sinh các nhân, mặc quần áo,... Lâu dần, trẻ sẽ biết mình cần làm gì mà không cần ba mẹ giục giã, la mắng, từ đó hình thành tính tự giác từ khi còn nhỏ. 

Cần cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Chủ động tham gia hoạt động tập thể giúp trẻ hòa đồng hơn với mọi người, đồng thời phát triển cân bằng cả về thể chất và tư duy. Ngay từ khi lên 2 tuổi, trẻ em Nhật đã được cha mẹ khuyến khích đi bộ hàng ngày và tham gia nhiều hoạt động tại trường học, công viên,...

Các hoạt động tập thể ngoài trời dành cho trẻ em rất phổ biến tại Nhật Bản

Các hoạt động tập thể ngoài trời dành cho trẻ em rất phổ biến tại Nhật Bản 

Khen ngợi trẻ một cách cụ thể

Những lời khen ngợi của ba mẹ chính là sự khích lệ cần thiết đối với con trẻ, thế nhưng phải khen đúng, khen chân thành thì mới có hiệu quả. Ba mẹ Nhật sẽ không khen ngợi con một cách qua loa, trừu tượng mà tập trung vào hành vi cụ thể của bé: tự thay quần áo, tự xúc cơm ăn, tự giác học bài,... Điều này vừa nâng cao khả năng độc lập của bé, vừa để bé biết ba mẹ có để ý đến những thành tựu nho nhỏ bé đạt được, nhưng không vì thế mà kiêu căng.

Dạy trẻ sáng tạo và nghiên cứu

Từ 2 đến 7 tuổi là khoảng thời gian rất phù hợp để dạy trẻ sáng tạo và phát triển các kỹ năng tìm tòi, nghiên cứu, khả năng phát triển trí não ở độ tuổi này là vô hạn. Ba mẹ  Nhật thường sử dụng các phương pháp như: cho bé tự xem bản đồ, dùng từ điển đơn giản, sử dụng các ứng dụng học tập kích thích trí thông minh và tư duy sáng tạo,...

Kiên nhẫn với trẻ

Khi con làm sai, cha mẹ nên kiên nhẫn chỉ ra cái sai và hướng dẫn từng chút một để bé thực sự hiểu. Rất nhiều bậc phụ huynh nóng tính sẽ la mắng và tỏ ra khó chịu khi con trẻ mắc lỗi hoặc hỏi đi hỏi lại nhiều câu hỏi ngây ngô. Theo quan điểm của người Nhật, trẻ em thông thường mất ít nhất 3 tháng để hiểu rõ và thành thạo một việc gì đó. Chính vì vậy nên ba mẹ Nhật luôn rất kiên nhẫn và sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của con một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng.

Tâm lý trẻ con rất ngây ngô nên điều cần thiết là ba mẹ phải thật kiên nhẫn

Khuyến khích trẻ tự bộc lộ khả năng của bản thân

Khả năng của các bé là vô hạn nên ngoại trừ những buổi học trên trường, ba mẹ Nhật thường cho các bé tham gia các buổi ngoại khoá, thiện nguyện, cắm trại, workshop,... Tại đó, trẻ được tự do sáng tạo và làm điều mình thích, được khuyến khích nói lên suy nghĩ của bản thân, từ đó phát triển tư duy, tâm lý và tự bộc lộ khả năng của chính bé.

Dạy trẻ qua những câu truyện cổ tích nhân văn, ý nghĩa

Cũng giống như Việt Nam, tại Nhật rất ưa chuộng việc giáo dục trẻ nhỏ bằng những câu truyện cổ tích nhân văn. Nhiều mẩu truyện cổ tích từ quen thuộc đến mới lạ để kể cho trẻ rồi hỏi trẻ kể lại câu chuyện đó, giúp các bé phát triển trí nhớ, khả năng tập trung và tư duy sáng tạo rất hiệu quả. Và đây cũng là một trong những nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật quan trọng không thể thiếu.

Không áp đặt hay gây áp lực cho trẻ

Ba mẹ Nhật Bản không hề áp đặt hay quy chụp bất cứ điều gì lên con trẻ, kể cả kỳ vọng của bản thân. Họ cho rằng làm như vậy sẽ gây ra áp lực tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trưởng thành của con, khiến con mất dần tự tin và sống khép kín. Thậm chí, nhiều khi ba mẹ phải tự phá bỏ quy tắc và quan niệm ăn sâu của bản thân để nhìn nhận con trẻ một cách mới mẻ thông qua chính bản thân các bé.

Nuôi dạy con một cách khoa học với Alostar

Trong quá trình áp dụng phương pháp nuôi dạy con của mẹ Nhật, cùng với việc tuân thủ các nguyên tắc như trên, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng các ứng dụng hỗ trợ giáo dục sớm như Alostar để giúp con phát triển tốt hơn.

Được biết đến là ứng dụng học tiếng Anh tích hợp cho trẻ mầm non, Alostar đã và đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi này. Không chỉ tạo cho trẻ môi trường tiếp cận với ngôn ngữ thứ 2, Alostar còn trang bị cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích để phát triển tư duy, kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ những năm đầu đời. 

Alostar tích hợp nhiều chương trình học, hỗ trợ ba mẹ giáo dục sớm cho con hiệu quả

Alostar tích hợp nhiều chương trình học, hỗ trợ ba mẹ giáo dục sớm cho con hiệu quả

Toàn bộ chương trình của Alostar được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia tâm lý, giáo dục hàng đầu tại Việt Nam và Mỹ, phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Kết hợp với các công nghệ hiện đại cùng hình thức học tập vui nhộn, kích thích các giác quan và đam mê trong trẻ, trẻ vừa học vừa chơi mà vẫn rất hiệu quả.

>> Tham khảo chi tiết: Ứng dụng Alostar là gì?

Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ đã hiểu hơn về các nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật. Dù áp dụng phương pháp bất kỳ phương pháp nào thì việc tuân thủ các nguyên tắc vô cùng quan trọng. Ba mẹ hãy cố gắng kiên trì để đồng hành cùng con, tạo bước đà cho con được phát triển toàn diện.

Nhà Phát Triển: Công ty Cổ phần Công nghệ và Giáo dục KSC

Address
Tầng 6 Số 42 Hàm nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline
1900.099.950

Thông tin thanh toán

1.Ngân hàng: Techcombank
Số tài khoản: 19037852750016
Chủ tài khoản: Nguyễn Mạnh Tuyên


2.Ngân hàng: VIB - PGD THĂNG LONG
Số tài khoản: 069704060032364
Chủ tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC KSC
Nội dung chuyển khoản: SĐT + Tên gói học (hoặc tên phụ huynh đăng ký)
Ví dụ: 0977336XXX Alostar

Follow us

Giấy phép ĐKKD số: 0106888473 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo tiếng Anh số: 4087/GCN-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội