Tại Sao Cần Phát Triển Đa Giác Quan Cho Trẻ Từ Khi Còn Nhỏ?
Các giác quan của trẻ đã được hình thành ngay từ trong thai kỳ và ngày càng phát triển theo hành trình khôn lớn của trẻ. Vậy tại sao cần phát triển đa giác quan cho trẻ ngay từ những năm đầu đời? Cùng tìm hiểu về vai trò và mối liên kết giữa các giác quan với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ ngay dưới đây.
Các giác quan của trẻ phát triển như thế nào?
Nghiên cứu về sự phát triển của bào thai, trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đã hình thành vị giác, khứu giác và xúc giác. Tại các vùng quanh miệng và má là nơi xuất hiện những thụ thể giác quan đầu tiên sau đó phát triển nhanh chóng khắp cơ thể. Sự phát triển các giác quan của trẻ trong giai đoạn này sẽ khác nhau tùy theo cơ địa và thói quen sinh hoạt của người mẹ.
Ngay từ trong bụng mẹ các giác quan đã được hình thành
Ngay khi chào đời trẻ đã có thể nghe thấy âm thanh, ngửi thấy mùi, nếm được vị và rất nhạy bén với xúc giác. Thị giác của trẻ cũng đã được kích hoạt nhưng khả năng nhìn còn rất mờ, tầm nhìn vô cùng ngắn. Hơn thế, trong giai đoạn này các mô thần kinh chịu trách nhiệm mang thông tin truyền từ cơ quan thụ cảm đến não chưa đủ trưởng thành nên bé chưa thể hiểu được hết những trải nghiệm với giác quan.
Cùng với quá trình phát triển của cơ thể, các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh sẽ dần trưởng thành. Những dẫn truyền thần kinh này phát triển mạnh mẽ khi các giác quan được sử dụng liên tục. Tần suất sử dụng giác quan càng nhiều thì tạo ra được càng nhiều kết nối. Cùng với đó não bộ sẽ càng phát triển giúp bé gia tăng nhanh hiểu biết về thế giới xung quanh.
Tại cao cần phát triển đa giác quan cho bé ngay từ những năm đầu đời?
Các chuyên gia giáo dục hàng đầu thống nhất quan điểm: Những giác quan của trẻ có thể phát triển một cách tự nhiên thế nhưng việc kích thích phát triển đa giác quan cho trẻ ngay từ những năm đầu đời là rất quan trọng. Vậy tại sao cần làm điều này? Sự phát triển của đa giác quan có mối liên hệ gì trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ?
Đa giác quan có vai trò quan trọng trong mối liên kết giữa mẹ và bé
Trong thai kỳ, em bé đã có mối liên hệ chặt chẽ với mẹ về nhiều mặt. Sau khi ra đời, trẻ đã biết cách sử dụng những giác quan để duy trì và phát triển mối liên kết ấy. Em bé quen thuộc với giọng nói của mẹ, vì thế bé sẽ có cảm giác an toàn khi được mẹ dỗ dành và âu yếm.
Các giác quan làm tăng mối liên kết chặt chẽ giữa mẹ và bé
Cơ quan khứu giác giúp bé nhận ra được mùi đặc trưng của mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ da kề da với mẹ ít nhất 50 phút ngay sau khi ra đời mang lại nhiều lợi ích và giúp phát triển mạnh mẽ xúc giác cùng khứu giác của trẻ. Trẻ cảm nhận được hơi ấm và sự quen thuộc của mẹ giúp bé cảm thấy an toàn và giữ cho nhịp tim ổn định.
Khi được mẹ massage sẽ giúp kích thích cùng lúc nhiều giác quan của trẻ. Bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ, nghe thấy giọng nói quen thuộc, ngửi được mùi hương đặc trưng của mẹ và cảm nhận hơi ấm từ bàn tay mẹ. Hoạt động này giúp gắn kết và phát triển mối liên hệ tình cảm đặc biệt giữa mẹ và bé.
Đa giác quan gắn liền với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Các giác quan có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vừa chào đời, trẻ sơ sinh đã biết sử dụng giác quan để tìm kiếm bầu ti mẹ. Vị giác của bé nếm được vị và bé tỏ ra thích thú với hương vị của sữa mẹ. Trong 3 tháng đầu, vị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ, giúp trẻ phân biệt được vị ngọt và vị đắng.
Nghiên cứu cũng cho thấy xúc giác góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Bằng chứng là những em bé sinh non có xu hướng phát triển tốt về cân nặng hơn khi được massage hàng ngày.
Quá trình phát triển tiếp theo, trẻ sẽ vận dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu và học tập thế giới xung quanh. Trẻ có thể nhận ra các mùi vị mới, tầm nhìn của trẻ xa hơn và phân biệt được sự khác nhau của màu sắc, trẻ phân biệt được các âm thanh, tỏ ra thích thú với một số âm thanh nhất định và từng bước hình thành sở thích trong ăn uống.
Sự phát triển giác quan gắn liền với quá trình phát triển của trẻ sơ sinh
Đa giác quan và vai trò với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ
Các giác quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ và giúp bé học hỏi về mọi thứ xung quanh mình. Thế giới của trẻ rất mơ hồ và hỗn độn khi mới ra đời nhưng chỉ sau vài tuần các kết nối thần kinh dần phát triển, những hình ảnh, hoạt động, sự kiện, con người sẽ bắt đầu hình thành trong trí não của bé.
Bé sẽ sử dụng xúc giác của mình để cảm nhận từng đồ vật, kết cấu, hình dạng, độ cứng, mềm. Cùng với đó trẻ cũng dùng vị giác để tìm hiểu về mọi thứ. Đó là lý do trẻ thường có thói quen đưa tay vào miệng hoặc đưa mọi thứ trong tay vào miệng của mình. Việc mút, nếm và gặm nhấm một đồ vật mang đến cho não bộ của trẻ rất nhiều thông tin.
Từ 6 - 8 tuần tuổi thị lực của trẻ đã phát triển mạnh hơn. Mắt bé chuyển động nhiều hơn, liên tục nhìn theo các hướng khác nhau để khám phá và có thể dõi theo một vật di chuyển. 12 tuần tuổi trẻ đã có thể ngắm nhìn chăm chú đồ vật đang cầm trên tay.
Từ 4 - 5 tháng tuổi, tầm nhìn của trẻ đã xa hơn, giúp bé nhận biết được khoảng cách và vị trí của đồ vật để vươn tay với. Sự kết hợp giữa mắt và tay chân giúp bé tăng khả năng khám phá và mở ra thế giới mới mẻ.
Càng lớn những trải nghiệm giác quan càng giúp trẻ học hỏi nhiều hơn và thúc đẩy sự phát triển thể chất, trí tuệ.
Đa giác quan giúp trẻ phát triển vượt trội thể chất và trí tuệ
Phát triển đa giác quan giúp tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ
Các giác quan cũng đóng vai trò không thể thiếu trong việc tăng cường kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt và cảm nhận được sự quen thuộc với giọng nói của mẹ, bố và những người thân xung quanh. Sau 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể nhận ra mẹ trong số nhiều người nhờ vào giọng nói.
Sự phát triển của thị giác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp. Trẻ học được cách phân biệt và đọc biểu cảm của mẹ và những người xung quanh. Từ 4 tháng tuổi trẻ đã nhận ra được biểu hiện vui vẻ hay tức giận, kết với với giọng điệu khác nhau của mẹ.
Khi trẻ đến giai đoạn học nói, những trải nghiệm phong phú với giác quan giúp bé xây dựng vốn từ phong phú. Trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ thông qua việc cảm nhận bằng những giác quan của mình.
Phát triển đa giác quan giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp
Cách phát triển đa giác quan cho trẻ
Từ 0 - 6 tuổi là thời kỳ giác quan phát triển mạnh mẽ nhất, giúp kích thích các mối liên kết thần kinh tới não bộ. Vì thế cha mẹ không nên bỏ lỡ giai đoạn vàng này để phát triển đa giác quan cho trẻ.
Phát triển thị giác
Thị giác là cơ quan giúp trẻ quan sát và tiếp nhận những thông tin về hình dáng, màu sắc... của mọi vật xung quanh. Để giúp con phát triển thị giác, từ sơ sinh cha mẹ hãy luyện tập cho bé bằng cách đặt những món đồ chơi phù hợp ở khoảng cách gần với bé. Những màu sắc, hình dáng và họa tiết mới lạ sẽ kích thích thị giác của trẻ phát triển.
Khi trẻ lớn hơn, hãy tạo điều kiện cho bé được ngắm nhìn thiên nhiên rộng lớn, đặc biệt là những khoảng xanh tự nhiên. Đây là cách giúp trẻ phát triển thị lực rất tốt.
Phát triển thính giác
Cha mẹ hãy giúp bé phát triển thính giác ngay từ nhỏ bằng thói quen cho bé nghe nhạc mỗi ngày. Những bản nhạc giao hưởng không lời, hay những bài hát ru, ca khúc thiếu nhi phù hợp, vui tươi để rất tốt cho sự phát triển của thính giác.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện và tương tác trực tiếp với bé bằng cách đọc sách, kể chuyện, đọc thơ, hay hát cho bé nghe... Hãy để được làm quen với đa dạng âm thanh, từ tiếng kêu của các động vật trong tự nhiên, đến tiếng mưa rơi, hay tiếng xe cộ, tiếng nói cười của những người khác nhau... Điều này sẽ kích thích thính giác phát triển rất tốt.
Đọc sách cho con nghe cũng là một cách giúp con phát triển thính giác
Phát triển vị giác
Vị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất là vào giai đoạn ăn dặm. Bố mẹ nên tập cho con cách phân biệt các vị cơ bản, vị khác nhau của những loại thực phẩm. Lưu ý rằng, trong năm đầu đời không nên nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các chồi vị giác và ảnh hưởng tới khả năng phân biệt vị sau này của trẻ.
Phát triển khứu giác
Để giúp bé phát triển khứu giác, cha mẹ hãy cho con được làm quen với nhiều mùi khác nhau từ mùi trái cây, mùi các loại hoa, mùi của thức ăn... Việc cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để con tiếp xúc, ngửi và cảm nhận mùi của những sự vật trong cuộc sống xung quanh cũng rất tốt cho sự phát triển khứu giác của trẻ.
Phát triển xúc giác
Xúc giác tốt giúp bé ghi nhận một lượng thông tin khổng lồ từ thế giới xung quanh. Ngay từ sơ sinh, bố mẹ hãy giúp con phát triển xúc giác bằng cách thường xuyên massage cho trẻ. Ngoài ra, hãy cho bé làm quen với nhiều đồ vật có kết cấu khác nhau, tạo điều kiện cho bé được dùng tay sờ nắn, cảm nhận các sự vật. Bằng cách này xúc giác của trẻ sẽ rất phát triển và giúp cho bé học hỏi được nhiều điều thú vị trong cuộc sống.
Hi vọng rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề tại sao cần phát triển đa giác quan cho trẻ. Việc áp dụng phương pháp đa giác quan trong quá trình nuôi dạy trẻ hàng ngày đã được chứng minh mang lại hiệu quả vượt trội. Bố mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi, sách và ứng dụng phù hợp như Alostar để giúp bé vận dụng cùng lúc nhiều giác quan trong quá trình học hỏi kiến thức và phát triển thể chất.
Bài viết cùng chuyên mục
- Nuôi Con Theo Phương Pháp Easy - Bé Vui Khoẻ, Mẹ Thảnh Thơi 15/03
- 12 Nguyên Tắc Nuôi Dạy Con Kiểu Nhật Ba Mẹ Cần Biết? 09/03
- Lợi Bất Cập Hại Khi Mẹ Áp Dụng Sai Phương Pháp Glenn Doman 27/02
- Nuôi Con Theo Phương Pháp Easy Có Tốt Không? 27/02
- Phương Pháp Ngủ Easy: Rèn Con Ngủ Ngoan, Mẹ Nhàn Tênh 24/02
- Top 7+ Sách Nuôi Con Theo Phương Pháp Easy Đáng Tin Cậy Nhất Hiện Nay 23/02
- Nuôi Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori: Cẩm Nang Hướng Dẫn Chi Tiết 22/02
- Phương Pháp Glenn Doman Có Tốt Không 21/02
- 11 Quy Tắc Vàng Của Glenn Doman Cần Ghi Nhớ 16/02
- Flashcard Cho Trẻ Sơ Sinh: Có Nên Sử Dụng Hay Không? 14/02