A-Z Về Phương Pháp Giáo Dục Sớm Steam Cho Trẻ Mầm Non

Chuyên mục: GIÁO DỤC SỚM | 25/04/2023

Phương pháp giáo dục sớm Steam hiện nay đang được ứng dụng tại nhiều trường mầm non nhờ những lợi ích vượt trội cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy phương pháp Steam là gì? Nguyên lý và cách áp dụng ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Phương pháp giáo dục sớm Steam là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Steam được các chuyên gia giáo dục đánh giá là một trong những phương pháp toàn diện khi tích hợp đủ 5 lĩnh vực gồm Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math) trong suốt quá trình học.

Phương pháp Steam tích hợp nhiều lĩnh vực trong quá trình học

Phương pháp Steam tích hợp nhiều lĩnh vực trong quá trình học

Phương pháp này giúp kích thích sự tò và niềm thích khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ chủ động sáng tạo để tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Những bài học trong Steam tập trung hướng đến các tình huống thực tế, đòi hỏi trẻ vận dụng những kiến thức đã học để xử lý, từ đó rèn luyện và phát triển tốt các kỹ năng quan trọng với trẻ.

Đặc biệt phương pháp giáo dục sớmSteam không đánh giá năng lực học sinh dựa trên điểm số cuối kỳ, mà nhận định thông qua sự tiến bộ của trẻ trong cả một quá trình. Nhờ giảm tải được áp lực về điểm số cho trẻ trong quá trình học tập và gia tăng trải nghiệm thực tế giúp các bé có thêm hứng thú và đam mê với việc học.

Các nguyên lý trong phương pháp Steam

Phương pháp Steam hướng tới giáo dục toàn diện cho trẻ dựa trên bộ nguyên lý dưới đây:

  • Giáo dục kết hợp nhiều lĩnh vực: Nguyên lý đầu tiên của phương pháp giáo dục Steam là kết hợp cùng lúc nhiều lĩnh vực trong quá trình giáo dục, nhằm mang đến cho trẻ tư duy toàn diện về nhiều mặt trong cuộc sống.

  • Tập trung vào các hoạt động trải nghiệm thực tiễn: Giáo dục Steam tập trung nhiều vào các hoạt động trải nghiệm và thực hành hơn là lý thuyết. Trẻ được tự do khám phá và vận dụng những kiến thức học được để tự thực hành giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Nhờ đó đây là phương pháp giúp xóa mờ rào cản lý thuyết và thực hành trong giáo dục.

  • Môi trường học tập thoải mái: Với phương pháp Steam trẻ cần được học tập trong môi trường thiết kế thoải mái, không gian đủ rộng để trẻ có điều kiện phát huy thoải mái sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn của mình.

  • Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, trẻ được tự do khám phá: Khác với cách giáo dục truyền thống, ở phương pháp Steam trẻ được ưu tiên rèn luyện tính tự lập và kỹ năng làm việc nhóm để từ đó phát huy tốt năng lực bản thân. Giáo viên hay cha mẹ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, đồng hành và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

  • Tập trung nhiều vào việc dạy trẻ hiểu biết về cơ chế hoạt động của sự vật hiện tượng: Thay vì hướng tới việc dạy các khái niệm và lý thuyết, phương pháp Steam tập trung giúp trẻ hiểu sâu về bản chất và cơ chế hoạt động của sự vật, hiện tượng để ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống.

Cần tuân thủ những nguyên lý của Steam để đảm bảo hiệu quả tốt nhất

Cần tuân thủ những nguyên lý của Steam để đảm bảo hiệu quả tốt nhất

Lợi ích của phương pháp Steam

Đến nay phương pháp Steam đã được áp dụng tại nhiều trường mầm non ở Việt Nam và cho thấy những lợi ích thiết thực cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giúp trẻ phát triển cùng lúc nhiều kỹ năng

Phương pháp Steam mang đến sự kết hợp cùng lúc 5 lĩnh vực bao gồm Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kỹ thuật và Nghệ thuật trong quá trình giáo dục trẻ. Nhờ đó phương pháp này giúp phát triển đồng thời nhiều kỹ năng quan trọng cho trẻ.

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Chương trình giáo dục sớm theo phương pháp Steam thường xuyên có những bài tập tạo điều kiện cho trẻ làm việc nhóm với bạn bè. Qua đó trẻ học được cách bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và hợp tác để cùng giải quyết vấn đề.

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Trước mỗi bài học hay tình huống, trẻ luôn được yêu cầu đặt ra vấn đề cần giải quyết sau bài học. Nhờ đó trẻ có thể phát triển tốt kỹ năng đặt vấn đề, nhận định và dự đoán kết quả công việc.

  • Kỹ năng phản biện: Với nguyên lý giáo dục của phương pháp Steam trẻ được rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, liên tục đặt ra các giả thuyết, câu hỏi để đi tìm cách giải quyết vấn đề.

  • Kỹ năng quan sát: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà phương pháp Steam tập trung rèn luyện cho trẻ. Quá trình học đòi hỏi trẻ phải tập trung quan sát để tìm ra bản chất và cơ chế hoạt động của sự vật, hiện tượng.

Phương pháp Steam giúp trẻ phát triển đều nhiều kỹ năng quan trọng

Phương pháp Steam giúp trẻ phát triển đều nhiều kỹ năng quan trọng

Tăng hứng thú học tập

Với phương pháp học truyền thống trẻ thường bị động tiếp thu kiến thức từ giáo viên nên rất dễ cảm thấy nhàm chán. Chương trình học theo phương pháp Steam lại mang đến cho trẻ sự tự do khám phá và sáng tạo, với đa dạng các chủ đề gần gũi trong cuộc sống và chú trọng nhiều hơn đến thực hành. Nhờ đó trẻ sẽ luôn cảm thấy mới mẻ, thích thú và tràn đầy năng lượng khi học tập.

Khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ

Phương pháp giáo dục sớm Steam không đặt nặng vấn đề lý thuyết mà chú trọng nhiều hơn đến tạo lập môi trường học thoải mái, vui vẻ, giúp trẻ được tự do trải nghiệm sáng tạo. Nhờ đó trẻ luôn được chủ động trong suốt quá trình học, giúp phát triển tốt tư duy logic, óc sáng tạo cũng như kỹ năng xử lý tình huống.

Cách ứng dụng phương pháp Steam trong giáo dục sớm cho trẻ mầm non

Khi mới tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm Steam nhiều phụ huynh cảm thấy khó áp dụng tại nhà, mà chỉ thích hợp cho các lớp mầm non. Tuy nhiên trên thực tế phương pháp này có nhiều hoạt động đơn giản, gần gũi mà cha mẹ có thể cho con thực hiện ngay tại nhà.

Chẳng hạn như cho trẻ đi bộ trong công viên hoặc xung quanh khuôn viên nhà ở và khám phá mọi thứ trên chuyến hành trình đó cũng là một trải nghiệm rất thú vị. Cha mẹ hãy chuẩn bị cho bé một chiếc túi nhỏ xinh để thu thập những chiếc lá, những viên sỏi hoặc đá mà con tìm thấy được trên đường. Tiếp đó con sẽ tự thay phân loại thành phẩm thu được và sắp xếp chúng thành một bức tranh hoặc một sản phẩm bất kỳ mà con nghĩ đến. Chỉ một hoạt động đơn giản như vậy thôi cũng giúp con vận dụng tốt kỹ năng quan sát, năng lực toán học và khoa học.

Cha mẹ có thể ứng dụng phương pháp Steam để giáo dục sớm tại nhà cho bé

Một ví dụ khác về việc ứng dụng phương pháp Steam tại nhà đó là hoạt động với nước. Cha mẹ có thể chuẩn bị một vài chiếc chai nhựa rộng và một cốc đo. Hãy cho bé làm một vài thử nghiệm như đổ nước và so sánh lượng nước giữa các chai, thí nghiệm làm pháo hoa trong nước với C sủi, thí nghiệm đổi màu nước... Hoạt động này này có thể thực hiện đơn giản, nhưng rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non và giúp bé khám phá khoa học cũng như vận dụng tốt kỹ năng toán học.

Ngoài ra khi thực hiện các hoạt động này, cha mẹ hãy liên tục đưa ra các câu hỏi gợi mở chẳng hạn như: "đây là gì?", "con có thể kể về cách con xếp hình ngôi nhà này không?", "chuyện gì sẽ xảy ra nếu thả viên c sủi này vào nước nhỉ?"... Đây là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề và tư duy phản biện, dự đoán sự việc từ đó giúp con hiểu sâu sắc hơn về cơ chế hoạt động của sự vật, sự việc.

Tương tự cha mẹ có thể tự thiết kế nhiều hoạt động ngay tại nhà cho trẻ dưới các hình thức và hoàn cảnh khác nhau để giúp bé rèn luyện các kỹ năng. Điều quan trọng nhất là cần tạo cho trẻ không gian đủ tự do để trẻ tìm tòi, khám phá và vận dụng các kỹ năng để giải quyết tình huống, vấn đề.

Lưu ý khi cho trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục Steam

Khi cho bé tiếp cận với phương pháp giáo nuôi dạy con Steam cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả và duy trì hứng thú học tập cho bé.

  • Chú trọng những trải nghiệm thực tế: Ở lứa tuổi mầm non trẻ chưa thể hiểu và rất khó tiếp nhận những lý thuyết mang tính hàn lâm, học thuật. Những kỹ năng của trẻ thường được hình thành thông qua trải nghiệm thực tế. Vì thế cần tạo không gian cho trẻ được tự do tìm tòi, khám phá và tự mình trải nghiệm để rút ra các bài học và kinh nghiệm.

  • Luôn đặt câu hỏi mở: Trước, trong và sau mỗi bài học hãy luôn đặt những câu hỏi có tính gợi mở cho bé để kích thích tư duy và sự sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên không nên đặt những câu hỏi mang tính đánh đố, quá khó với lứa tuổi của trẻ dễ khiến bé bị căng thẳng và lúng túng.

  • Để trẻ được học từ cuộc sống quanh mình: Ngoài quá trình học trên lớp, cha mẹ hãy cùng con trải nghiệm những hoạt động thực tiễn ngày tại nhà. Việc được tham gia giải quyết các tình huống gần gũi trong đời sống hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ.

  • Không tạo lực lực và áp đặt suy nghĩ lên trẻ: Với phương pháp giáo dục Steam hãy đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong suốt một quá trình, thay vì đánh giá chủ quan dựa vào một kết quả cuối. Cha mẹ cần tránh tạo áp lực hoặc áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình và yêu cầu trẻ làm theo.

  • Luôn khuyến khích tinh thần học hỏi của bé: Sự khuyến khích và động viên của cha mẹ đóng vai trò tích cực, giúp tăng hứng thú và niềm ham thích học hỏi của trẻ. Cha mẹ hãy đóng vai trò người đồng hành, cùng trẻ thảo luận và đặt các câu hỏi để kích thích bé tư duy phản biện nhiều hơn.

Có thể thấy rằng phương pháp giáo dục sớm Steam mang đến những nội dung học hiệu quả, đa dạng, giúp trẻ phát triển toàn diện nhiều kỹ năng và phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện đại. Vì vậy cha mẹ nên dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và ứng dụng đúng cách phương pháp này để giúp con phát triển tốt nhất tiềm năng của bản thân.

 

Nhà Phát Triển: Công ty Cổ phần Công nghệ và Giáo dục KSC

Address
Tầng 6 Số 42 Hàm nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline
1900.099.950

Thông tin thanh toán

Ngân hàng: VIB - PGD THĂNG LONG
Số tài khoản: 069704060032364
Chủ tài khoản: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC KSC
Nội dung chuyển khoản: SĐT + Tên gói học (hoặc tên phụ huynh đăng ký)
Ví dụ: 0977336XXX Alostar

Follow us

Giấy phép ĐKKD số: 0106888473 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo tiếng Anh số: 4087/GCN-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội