Giáo Dục Sớm Cho Trẻ 0 - 6 Tuổi - Nên Hay Không Nên?
Có không ít phụ huynh thắc mắc, có nên giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi khi mà con còn nhỏ và khả năng nhận thức chưa cao. Liệu rằng phương pháp này có mang lại hiệu quả hay lợi bất cập hại. Chi tiết câu trả lời đến từ các chuyên gia trẻ em hàng đầu sẽ có trong bản tin dưới đây, hãy cùng theo dõi.
Chuyên gia trả lời: Vì sao nên giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi?
Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, sự phát triển não bộ của trẻ được bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ và diễn ra liên tục cho đến năm 6 tuổi, trong đó thời gian phát triển mạnh mẽ nhất là trong 3 năm đầu đời. Có thể nói đây là giai đoạn “vàng”, có ý nghĩa nền tảng trọng yếu quyết định cả tương lai sau này cho sự toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhận thức và đạo đức của trẻ.
Việc giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi mang lại nhiều lợi ích như:
-
Kích thích tối ưu các chức năng của não bộ trong giai đoạn não đang hoàn thiện, từ đó mở ra tiềm năng vô tận về tư duy, tầm nhìn và nhận thức của trẻ.
-
Giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi đúng cách sẽ tạo tiền đề cho trẻ phát huy tài năng thiên phú, giúp bé phát hiện đam mê từ sớm và theo đuổi lĩnh vực bản thân yêu thích.
-
Giáo dục sớm rèn luyện sức khỏe thể chất cho trẻ, hướng bé đến sự yêu thích vận động, giúp bé trở nên linh hoạt, lanh lợi và khoẻ mạnh hơn.
-
Tạo sự gắn kết, bồi dưỡng sự gắn kết giữ ba mẹ và bé, dạy bé về tình thân cũng như tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Giáo dục sớm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
Giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi như thế nào cho hiệu quả?
Khi tiến hành giáo dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi, ba mẹ cần tìm hiểu rõ các thông tin về phương pháp như cách thức giáo dục sớm. Có 5 khía cạnh cần được tập trung phát triển khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm trong giai đoạn này, đó là: khả năng ngôn ngữ, tư duy logic, giác quan, trí tò mò về thế giới và kỹ năng vận động.
Phát triển khả năng ngôn ngữ của con
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn đặc biệt quan trọng và lý tưởng nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy, quá trình giáo dục sớm có thể giúp trẻ hạn chế tối đa việc chậm nói và các tật nói ngọng, nói lắp. Phát triển ngôn ngữ trong độ tuổi này đồng thời rèn luyện khả năng giao tiếp, phát triển tư duy của trẻ về lâu dài.
>> Tham khảo: Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm
Để giúp con sớm làm quen với từ ngữ, trong quá trình giáo dục trẻ từ 0 - 3 tuổi, ba me hãy thường xuyên sử dụng flashcard. Các tấm thẻ này giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, biết đọc và hiểu ngôn ngữ sớm, từ đó kích thích trí tò mò, ham học hỏi và sự tự tin giao tiếp ở trẻ.
Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ của bé cũng có thể được nâng cao bằng cách nghe các câu chuyện ngắn, truyện đọc trước khi ngủ, giao tiếp thường xuyên,... Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình này không nhất thiết là tiếng Việt mà ba mẹ có thể lồng ghép các ngoại ngữ khác như tiếng Anh để đồng thời áp dụng phương pháp học tiếng Anh tiềm thức ở trẻ.
Phát triển ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục sớm
Phát triển tư duy logic của trẻ
Tư duy logic là hoạt động suy nghĩ, suy luận và xâu chuỗi sự việc một cách rành mạc, rõ ràng để giải quyết vấn đề. Rèn luyện tư duy logic cho trẻ trong quá trình giáo dục sớm giúp các bé phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo và hiệu quả hơn. Giai đoạn từ 0 - 3 tuổi, não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ nhất và có xu hướng ham muốn tương tác với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời rút kinh nghiệm khi bị đau, gặp lỗi sai,... Trong giai đoạn này, ba mẹ hãy sử dụng đồ chơi giúp trẻ làm quen và phân biệt đồ vật, từ đó phát triển tư duy. Vì độ tuổi còn nhỏ nên việc lồng ghép các bài tập tư duy logic vào các hoạt động vui chơi hàng ngày sẽ giúp bé vừa học vừa chơi một cách hiệu quả.
Phát triển đa giác quan cho trẻ
Giáo dục thông qua việc kích thích các giác quan của trẻ là một trong những phương pháp giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi được đánh giá là hiệu quả nhất trên thế giới. Phương pháp này này kích thích vào 5 giác quan bao gồm thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác thông qua tác động từ bên ngoài. Phát triển đa giác quan cho trẻ sẽ kích hoạt sự tương tác giữa các tế bào não, từ đó khơi dậy khả năng phát triển trí tuệ vượt bậc.
Phát triển thị giác (khả năng nhìn): Khoa học chứng minh, gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Để phát triển khả năng nhìn cho trẻ, ba mẹ có thể cho bé tập các bài tập điều tiết mắt xa - gần, sử dụng các hình ảnh đơn giản để tăng khả năng tập trung dài hạn cho đôi mắt bé.
Phát triển xúc giác (khả năng cảm nhận): Để xúc giác của trẻ trở nên nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần xuyên rèn luyện. Trong quá trình giáo dục sớm, ba mẹ có thể khuyến khích bé chạm vào các vật dụng an toàn xung quanh nhà với các chất liệu, nhiệt độ khác nhau như cứng - mềm, ấm - lạnh, thô ráp - trơn nhẵn,...
Phát triển thính giác (khả năng nghe): Phát triển thính giác giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn. Để nâng cao khả năng nghe của trẻ khi giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi, ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc mỗi ngày từ dân ca đến những bài hát sôi động, với âm lượng điều chỉnh thích hợp nhỏ dần hay to dần. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với bé thường xuyên, cho bé luyện nghe các âm thanh khác nhau trong nhà và ngoài thiên nhiên,...
Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi): Khả năng cảm nhận thông qua mũi của bé có thể được nâng cao qua các bài tập đơn giản như: ngửi mùi trái cây, mùi thức ăn, hương hoa, mùi thơm từ quần áo,... Ba mẹ hãy cho bé luyện tập phát hiện mùi trong nhà và đặt ra những câu hỏi thú vị để phân biệt mùi hương cho bé trả lời.
Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi): Hãy hướng dẫn trẻ nhận biết 4 loại mùi vị: đăng, ngọt, chua và mặn. Khi mới bắt đầu ở độ tuổi sơ sinh, ba mẹ có thể thấm vào khăn mềm một ít nước mát, nước ngọt, nước mặn và nước chua và chấm vào đầu lưỡi bé để bé cảm nhận thử. Đây là một cách rất hiệu quả để kích hoạt vị giác khi giáo dục sớm.
>> Tham khảo thêm: Cách phát triển đa giác quan cho trẻ
Ba mẹ hãy nâng cao thính giác của bé bằng cách cho bé luyện nghe thường xuyên
Dạy trẻ khám phá thế giới xung quanh
Dạy trẻ về thế giới quanh mình không chỉ kích kích trí tò mò, mở mang trí óc trẻ mà còn giúp các bé tự tin, năng động và sáng tạo hơn. Ba mẹ có thể sử dụng các tấm thẻ flashcard sinh động với nhiều chủ đề khác nhau, cho bé xem chương trình thế giới động vật, giới thiệu với bé các vật dụng quen thuộc hàng ngày như: các bàn, chiếc quạt, xe máy, cuốn sách,...
Phát triển kỹ năng vận động
Khi giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi trở lên, ba mẹ đã cần lưu ý đến việc tăng cường khả năng vận động. Ở độ tuổi này, trẻ rất nhiều năng lượng và thích vận động, đặc biệt là các hình thức vận động thông qua trò chơi. Do vậy, ba mẹ hãy tận dụng các bài tập vận động thể chất và tinh thần lồng ghép trong trò chơi để phát triển toàn diện cho bé như: khuyến khích trẻ tự đi và chạy, tự leo lên và xuống cầu thang, vẽ theo hình mẫu, xây tháp mô hình,...
Phát triển kỹ năng vận động giúp bé linh hoạt, lanh lợi hơn
5 nguyên tắc vàng khi giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp phù hợp và đúng đắn, ba mẹ cũng cần lưu ý đến những nguyên tắc cần thiết khi áp dụng giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đây là độ tuổi vàng nhưng đồng thời cũng là giai đoạn con dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nhất, do vậy các chuyên gia đưa ra 5 nguyên tắc vàng cần tuân thủ khi dạy trẻ như sau:
-
Hiểu tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này: Trẻ từ 0 - 6 tuổi có tính tò mò cao, rất thích khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ nhưng cũng sẽ không tập trung và nhanh chán nản. Nếu ba mẹ không hiểu tâm sinh lý của trẻ mà cho rằng đó là nghịch ngợm, thậm chí ngăn cản, sử dụng hình phát sẽ khiến các bé chán chường, bất mãn, thậm chí dần dần không còn tính tò mò, tìm hiểu kiến thức nữa.
-
Dạy con bằng niềm vui: Các chuyên gia chỉ ra rằng, phương pháp giáo dục tốt nhất với trẻ nhỏ 0 - 6 tuổi là niềm vui. Ba mẹ có thể sử dụng các món đồ chơi giáo dục như bộ xếp hình, thẻ chữ, truyện màu,... để mở rộng tầm nhìn cho các bé về thế giới. Cùng trẻ chơi đùa tạo nên niềm vui, đồng thời bồi dưỡng tình cảm giữa bé và các thành viên trong gia đình.
-
Dạy con bằng lời nói chuẩn: Lời nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi vậy nên ba mẹ cần để ý đến lời ăn tiếng nói của chính mình. Hãy nhẹ nhàng giải thích và hướng dẫn bé về các sự việc trong cuộc sống, không nên ép buộc bé làm theo ý người lớn mà không giải thích cho bé hiểu.
-
Dạy con phải tôn trọng con: Để giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi một cách hiệu quả, ba mẹ cần coi việc tôn trọng con là bước đầu tiên. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và sở thích riêng, bạn đừng nên can thiệp vào mong muốn của bé và hỗ trợ những hành động hợp lý của con. Khi cần uốn nắn và giáo dục, hãy đặt ra những giới hạn nhất định và cho bé biết việc tôn trọng phải đến từ hai phía, bé tôn trọng quy định của ba mẹ, ba mẹ cũng tôn trọng bé.
-
Dạy con bằng cách chuyển hướng sự chú ý: Trong những năm đầu đời, mọi thứ xung quanh đối với trẻ đều rất mới lạ, trẻ có xu hướng chạm vào và tiếp xúc một cách vô thức với những thứ bé thấy tò mò. Đôi khi việc này rất nguy hiểm, ví dụ bé muốn cầm một con dao hay chạm vào bếp ga, ổ điện,... Lúc này, ba mẹ không nên đánh, phạt hay kéo con ra một cách thô lỗ mà hãy khéo léo giáo dục con về sự nguy hiểm, đồng thời chuyển hướng sự quan tâm của bé đến những đồ vật an toàn khác.
Ba mẹ cần năm rõ 5 nguyên tắc khi giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi
Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi ba mẹ nên áp dụng
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là 3 phương pháp nổi tiếng và phổ biến nhất:
Phương pháp giáo dục Montessori: Đây là phương pháp dục cho trẻ 0 - 6 đang được nhiều quốc gia ứng dụng. Phương pháp này tập trung phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng ở trẻ thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp.
Phương pháp giáo dục Glenn Doman: Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm tập trung vào việc kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích và tư duy logic bằng hình ảnh một cách tự nhiên, không gây áp lực.
Phương pháp giáo dục sớm Đa giác quan: Đa giác quan là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 3 tuổi được các chuyên gia đánh giá cao nhất hiện nay. Phương pháp này giúp trẻ học tập thông qua việc sử dụng cùng lúc nhiều giác quan khác nhau, qua đó tăng khả năng ghi nhớ, kích thích phát triển trí tuệ, và hứng thú khám phá thế giới xung quanh.
Dù lựa chọn phương pháp nào thì quan trọng nhất vẫn là cách giáo dục của ba mẹ. Khi con bắt đầu bước sang tuổi thứ 2, ba mẹ có thể tham khảo và sử dụng các ứng dụng học tiếng anh cho bé đồng thời hỗ trợ giáo dục sớm toàn diện như Alostar.
Ứng dụng app Alostar trong giáo dục sớm cho trẻ 2 - 7 tuổi
Được tích hợp các phương pháp giáo dục sớm phù hợp với độ tuổi mầm non như Glenn Doman, đa giác quan. Bên cạnh đó, chương trình của Alostar được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục, tâm lý trẻ em hàng đầu đến từ Việt Nam và Mỹ theo khung tham chiếu Châu Âu. Kết hợp với những công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay giúp trẻ giỏi tiếng Anh, đồng thời phát triển tư duy logic, trí thông minh, kỹ năng ngay trong độ tuổi mầm.
Alostar được các chuyên gia đánh giá là app giáo dục sớm cho trẻ 2 tuổi trở lên rất hiệu quả. Ba mẹ có thể vào kho ứng dụng để tải Alostar miễn phí về cho con học tập và trải nghiệm.
Để giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi ba mẹ cần có sự chuẩn bị kỹ càng cả về kiến thức và kỹ năng. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về giáo dục sớm để ba mẹ giúp con phát triển toàn diện nhất.
Bài viết cùng chuyên mục
- 9 Sách Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ Hay Nhất Ba Mẹ Không Nên Bỏ Qua 30/04
- Tư Duy Logic Là Gì? 10+ Cách Rèn Luyện Tư Duy Logic Hiệu Quả Cho Trẻ 30/04
- Phát Triển Tư Duy Trực Quan - Kích Thích Sự Sáng Tạo Của Trẻ Nhỏ Hiệu Quả 29/04
- 8+ Cách Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả 29/04
- Tại Sao Cần Chú Trọng Phát Triển Tư Duy Toàn Diện Cho Trẻ Từ Sớm? 28/04
- Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ 3 Tuổi Có Thực Sự Cần Thiết? 28/04
- Khám Phá 8+ Bài Tập Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ 27/04
- Làm Thế Nào Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ 4 Tuổi Hiệu Quả Và Toàn Diện? 26/04
- Tổng Quan Về Phương Pháp Giáo Dục Sớm Shichida Cho Trẻ Mầm Non 26/04
- 15+ Đồ Chơi Phát Triển Tư Duy Hiệu Quả Cho Trẻ Mầm Non 25/04